Lịch sử Chính_phủ_Ba_Lan_lưu_vong

Thành lập

Ngày 17 tháng 9 năm 1939, Tổng thống Ba Lan Ignacy Mościcki, bấy giờ ở thị trấn nhỏ Kuty (nay thuộc về Ukraine)[1] gần biên giới Ba Lan phía nam, tuyên bố kế hoạch chuyển giao quyền lực và bổ nhiệm Władysław Raczkiewicz Viện trưởng Thượng viện làm hậu nhiệm,[2][3] theo đúng Điều 24 Hiến pháp Ba Lan ban hành tháng 4 năm 1935,[4][5] ấn định:

Trong trường hợp chiến tranh, nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kéo dài cho đến ba tháng sau khi lập lại hòa bình; khi ấy Tổng thống sẽ bổ nhiệm hậu nhiệm bằng sắc lệnh đặc biệt đăng ở Công báo, nếu chức vị trống khuyết trước khi lập lại hòa bình. Nếu hậu nhiệm Tổng thống nhậm chức thì nhiệm kỳ sẽ kết thúc khi hết ba tháng sau khi lập lại hòa bình.

Đến ngày 29[5] hoặc 30[3][4][6] tháng 9 năm 1939 thì Mościcki mới từ chức. Raczkiewicz, đã ở Paris, tuyên thệ ngay ở Đại sứ Quán Ba Lan, trở thành Tổng thống, bổ nhiệm Tướng Władysław Sikorski làm Thủ tướng;[6][7] sau khi Edward Rydz-Śmigły thôi chức, bổ nhiệm luôn làm Tổng tư lệnh Quân đội Ba Lan.[7][8]

Hầu hết Hải quân Ba Lan đã chạy đến Anh,[9] và hàng nghìn lính cùng phi công trốn thoát băng qua Hung với Romania hay Biển Baltic, tiếp tục chiến đấu ở Pháp,[10] sau tham dự các chiến dịch Đồng minh: ở Na Uy (Narvik[11]), ở Pháp năm 1940 và 1944, trong Trận Anh, trong Trận Đại Tây Dương, ở Bắc Phi, Ý (đặc biệt ở Cassino và Ancona), trong Trận Arnhem (rõ ràng là Tobruk[12]), ở Wilhelmshaven và các nơi khác.

Theo Hiệp định Sikorski-Mayski tháng 7 năm 1941, lính Ba Lan bị Liên Xô bắt làm tù nhân năm 1939 sẽ được thả để thành lập Quân Anders, mục tiêu là đánh Đức trong Liên Xô, nhưng lại chuyển qua Ba Tư đi đánh cùng quân Mỹ và Anh. Quân Berling thành lập ở Liên Xô năm 1944 ở lại và chiến đấu theo sự chỉ huy Liên Xô.

Chiến sử

Władysław Sikorski, Thủ tướng chính phủ Ba Lan lưu vong đầu tiên.

Chính phủ Ba Lan lưu vong, ban đầu đặt ở Paris, sau Angers, Pháp,[13] nơi Władysław Raczkiewicz sống ở Château de Pignerolle gần Angers từ ngày 2 tháng 12 năm 1939 đến tháng 6 năm 1940.[14] Phải trốn Pháp, về Luân Đôn, được mọi chính phủ Đồng Minh công nhận cả. Về mặt chính trị thì chính phủ là liên minh của Đảng Nông dân Ba Lan, Đảng Chủ nghĩa xã hội Ba Lan, Đảng Lao động và Đảng Quốc dân,[5] tuy chỉ tồn tại vết tích trong tình hình chiến tranh.

"The Mass Extermination of Jews in German Occupied Poland", chính phủ Ba Lan lưu vong đệ trình các bạn đồng minh của Liên hợp Quốc, 1942

Khi Đức tiến hành Chiến dịch Barbarossa năm 1941, chính phủ Ba Lan lưu vong lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, chống chủ nghĩa Hitler, nhưng cũng để giúp người Ba Lan bị đàn áp.[15][16] Ngày 12 tháng 8 năm 1941, Cung Kremlin đại xá[17] hàng nghìn lính Ba Lan bị Hồng quân bắt làm chiến phu năm 1939 ở đông Ba Lan, bao gồm nhiều thường dân, người bị trục xuất phải bẫy ở Siberia.[18] Tám quân sư thành lập, gọi là Quân Anders,[18] sau chuyển đến Ba TưTrung Đông, quân Anh cần gấp, bởi bị Binh đoàn châu Phi của Rommel đè nén; ấy là cơ sở cho Quân đoàn II Ba Lan, do Tướng Władysław Anders lãnh đạo, cùng các đơn vị tổ chức sớm hơn chiến đấu với Quân Đồng minh.[18]

Trong chiến tranh, đặc biệt từ năm 1942 trở đi, chính phủ lưu vong cho các nước Đồng minh các báo cáo sớm, chính xác nhất về cuộc Đại tàn sát người Do Thái châu Âu,[19][20][21] và yêu cầu hành động ngăn cản nhờ các đại biểu như Bộ trưởng Ngoại giao Bá tước Edward Raczyński và tùy phái Chính phủ Địa hạ Jan Karski, nhưng đều không thành. Thông điệp Bộ trưởng Ngoại giao gởi các chính phủ Liên hợp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1942 là lần đầu tiên một chính phủ chính thức khiển trách cuộc đại diệt chủng và mục đích hoàn toàn hủy diệt dân số Do Thái của Đức, cũng là văn kiện chính thức đầu tiên thừa nhận là người Do Thái châu Âu chịu khổ chứ không chỉ công dân của mỗi nước châu Âu;[19][22] nhờ vậy, cùng với nỗ lực chính phủ Ba Lan, Tuyên ngôn Cộng đồng Liên hợp Quốc ngày 17 tháng 12 năm 1942 ban hành.[19]

Tháng 4 năm 1943, quân Đức công bố phát hiện mồ 10,000 lính Ba Lan[23][24] đã bị Liên Xô bắt làm chiến phu năm 1939 và giết ở Khu rừng Katyn, gần Smolensk, Nga (sau Đức điều tra tìm thấy 4,443 thi thể[25]). Chính phủ Liên Xô cho rằng Đức ngụy tạo việc phát hiện. Các chính phủ Đồng minh khác chấp thuận vì lý do ngoại giao; chính phủ Ba Lan lưu vong thì từ chối.

Stalin cắt quan hệ với chính phủ lưu vong, có hậu quả quyết định cho Ba Lan, bởi rõ ràng sẽ là Liên Xô giải phóng khỏi Đức chứ không phải các nước Đồng minh phương tây. Xui xẻo thay, Sikorski lại bị tai nạn máy bay giết ở Gibraltar tháng 7 năm 1943,[26] công nhận là lãnh đạo lưu vong giỏi nhất. Stanisław Mikołajczyk lên thay làm Thủ tướng.

Giữa năm 1943 và 1944, các lãnh đạo Đồng minh, đặc biệt Winston Churchill, cố khôi phục đàm phán giữa Stalin và chính phủ lưu vong, cuối cùng chỉ vô ích tại các vấn đề như Thảm sát Katyń (và các vụ khác ở KalininKharkiv) và biên giới chiến hậu của Ba Lan.

Stalin đòi các lãnh thổ Liên Xô sát nhập, có hàng triệu người Ba Lan cùng với dân số Ukraine và Bạch Nga,[27] Liên Xô giữ, Ba Lan được bồi thường bằng đất đai lấy từ Đức. Mikołajczyk quyết không thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền Ba Lan đối với lãnh thổ phía đông chiến tiền, cũng đòi Stalin không thành lập chính quyền cộng sản tại Ba Lan sau chiến tranh.

Trái lại, Tomasz Arciszewski hậu nhiệm Mikołajczyk làm Thủ tướng công bố năm 1944 Ba Lan không muốn sát nhập Breslau hay Stettin, nhưng muốn đuổi hết cư dân Đức khỏi Đông Phổ.[28]

Lịch sử chiến hậu

Cờ hiệu Tổng thống lưu vong.

Mikołajczyk cùng đồng nghiệp trong chính phủ lưu vong đòi biên giới phía đông trước năm 1939 của Ba Lan (giữ khu vực Kresy) làm cơ sở cho biên giới Ba Lan-Liên Xô tương lai.[29] Trong thật tế thì là không thể: các lãnh thổ ấy Stalin đều chiếm đóng cả. Chính phủ lưu vong từ chối chấp thuận biên giới mới, Đồng minh tức giận, đặc biệt Churchill, Stalin ít bị phản đối về việc sắp đặt chính thể chiến hậu của Ba Lan. Sau cùng chính phủ lưu vong thua cả hai vấn đề: Stalin sát nhập lãnh thổ phía đông, và thành lập luôn Chính phủ Lâm thời Nước Cộng hòa Ba Lan cộng sản trong nước. Tuy nhiên Ba Lan vẫn giữ được địa vị độc lập, bất kể vài Cộng sản có ảnh hưởng như Wanda Wasilewska tán thành Ba Lan trở thành nước cộng hòa trong Liên Xô.

Tháng 11 năm 1944, không tin tưởng Liên Xô, Mikołajczyk vẫn từ chức,[30] về Ba Lan tham gia Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Lâm thời, là chính quyền mới có Liên Xô chiếm đóng ủng hộ, gồm phái ông cùng hầu hết Chính phủ Lâm thời cũ. Nhiều dân Ba Lan lưu vong phản đối, cho là tấm vải thưa che việc thành lập cộng sản trị ở Ba Lan. Năm 1947 đúng nghiệm, Khối Dân chủ cộng sản thắng cuộc bầu cử gian lận, giành được hơn 80% số lá phiếu; phe đối lập cho rằng đã thắng lớn (lên đến 80% theo vài ước tính) nếu bầu cử là công bằng, và Mikołajczyk đã có thể làm thủ tướng. Tháng 11, ở cuộc họp với hội Silesia, Mikołajczyk được báo sẽ bị bắt cùng cố vấn Paweł Zaleski, lệnh đã ký; cả hai đi trốn ngay. Mikołajczyk lên bắc, Paweł thì băng qua kênh phía nam, từ vùng nguy hiểm đưa đi bằng xe rơm. Anh trai Jan Zaleski từ Boyko giúp việc đào thoát. Paweł đợi một vài ngày cùng Mikołajczyk và bố vợ Aries của Kamionka ở Korfantów gần Głuchołazy, trước khi cuộc vận chuyển sắp đặt được. Pawel băng qua Tiệp Khắc đến phương tây, Mikołajczyk đi thuyền từ Szczecin. Đây là lần cuối cùng cả hai được ở Ba Lan.

Ngày 29 tháng 6 năm 1945[5] Pháp ngưng công nhận chính phủ lưu vong, ngày 5 tháng 7 đến lượt Hoa KỳAnh. Quân đội Ba Lan lưu vong giải tán năm 1945,[5][31] hầu hết các thành viên định cư ở các nước khác, không thể về Ba Lan cộng sản. Dân Ba Lan ở Luân Đôn phải rời đại sứ quán ở Portland Place, chỉ giữ được nhà riêng của tổng thống ở 43 Eaton Place. Sau chính phủ lưu vong chỉ còn tượng trưng đối kháng ngoại địch ở Ba Lan, tuy vẫn giữ vài tư liệu quan trọng từ Ba Lan chiến tiền. Ireland, Tây Ban NhaThành Vatican (đến năm 1979) là các nước cuối cùng công nhận chính phủ lưu vong, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Thành Vatican Domenico Tardini đã rút đặc quyền ngoại giao từ các đặc sứ của chính phủ lưu vong năm 1959.[32]

Năm 1954, khác biệt chính trị dẫn đến chia cắt trong hàng ngũ chính phủ lưu vong. Một nhóm, tự cho đại diện 80% của 500,000 dân Ba Lan phản cộng đi lưu vong kể từ chiến tranh, phản đối Tổng thống August Zaleski tiếp tục giữ chức khi nhiệm kỳ bảy năm hết, tháng 7 năm 1954 thành lập Hội đồng Đoàn kết Dân tộc, tổ chức Tam hội làm nhiệm vụ của quốc trưởng, gồm Tomasz Arciszewski, Tướng Władysław Anders, and Edward Raczyński. Chỉ sau khi Zaleski mất năm 1972 thì hai phe mới tái hợp.

Vài người ủng hộ chính phủ lưu vong sau cùng về nước, như Thủ tướng Hugon Hanke năm 1955 và tiền nhiệm Stanisław Mackiewicz năm 1956. Chính quyền Warsaw đã vận động dân lưu vong hồi hương, hứa hẹn việc làm đàng hoàng, đúng đắn trong chính quyền cộng sản và tha thứ các lỗi lầm trong quá khứ.

Bất kể các thất bại, chính phủ lưu vong tiếp tục tồn tại. Khi Liên Xô rời Ba Lan năm 1989, vẫn có tổng thống và nội các họp tám lần mỗi hai tuần ở Luân Đôn, được 150,000 cựu chiến binh cùng hậu duệ sống ở Anh trung ái, ở Luân Đôn thôi đã đến 35,000 người.

Tháng 12 năm 1990, khi trở thành Tổng thống Ba Lan phi cộng sản đầu tiên kể từ chiến tranh, Lech Wałęsa nhận các biểu tượng của Nước Cộng hòa Ba Lan (cờ tổng thống, con dấu tổng thống và quốc gia, khăn vai tổng thống và nguyên văn Hiến pháp năm 1935) từ tổng thống chính phủ lưu vong cuối cùng Ryszard Kaczorowski.[33] Năm 1992 các huy chương quân sự chính phủ lưu vong ban tặng được chính thức công nhận ở Ba Lan.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Ba_Lan_lưu_vong http://www.angelfire.com/realm/StStanislas/Publica... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://docplayer.fr/9303523-Pignerolle-dans-la-sec... http://www.projectinposterum.org/docs/mass_extermi... http://www.sossi.org/exile/poland.htm //www.worldcat.org/oclc/247048466 http://www.london.mfa.gov.pl/en/news/0__republic_i... http://www.london.mfa.gov.pl/en/news/0_republic_in... http://www.london.mfa.gov.pl/en/news/republic_in_e...